Từ lâu, cây An Xoa đã được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi. Đặc biệt, các nhà khoa học nghiên cứu thảo dược có tác dụng rất tốt đối với các bệnh lý về gan như men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan,.. Vậy, cây An Xoa là cây gì? Cây có đặc điểm và hình dáng như thế nào? Thảo dược thường mọc ở những đâu? Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về cây An Xoa các bạn nhé!
Tìm hiểu về cây An Xoa
Cây An Xoa là một thảo dược thuộc họ Trôm, cây có tên khoa học là Helicteres Hirsuta. Nhắc đến cây An Xoa chắc hẳn sẽ khá quen thuộc với nhiều người, thảo dược phân bố rộng khắp ở nước ta nên các bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp.
Cây An Xoa còn gọi là cây gì?
Trong dân gian, cây An Xoa còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây Tổ Kén cái, cây Thâu Kén lông, cây Dó Lông, cây Ung thư,.. Tùy thuộc mỗi địa phương, vùng miền mà cây An xoa sẽ có những tên gọi khác nhau.
Mô tả cây An Xoa, đặc điểm nhận dạng
Cây An Xoa là một thảo dược sống lâu năm, cây thuộc loại thân gỗ nhỏ, mọc thành từng bụi, mỗi cây mọc thẳng đứng có chiều cao từ 1-3m. Cây có lá mềm, mịn, hình dáng thuôn dài, lá to bằng bàn tay, mặt trên phiến lá có màu xanh sẫm mặt dưới có màu trắng nhạt. Cây An Xoa có gân nổi nhiều ở dưới mặt lá, toàn bộ cây đều được bao bọc bởi lớp lông tơ mảnh màu trắng rất dễ nhận biết. Cây An Xoa có hoa màu tím, cây thường ra quả vào mùa nắng, quả An Xoa khi còn sống có màu xanh còn khi chín thì chuyển sang màu nâu đen. Quả An Xoa có hình dáng hình trụ dài, bên ngoài bao phủ bởi lớp lông tơ dài, cứng trông rất giống những con sâu róm nên nếu chẳng may rơi trúng vào người sẽ rất ngứa.
Thành phần dược chất
Các nhà khoa học nghiên cứu nhận thấy có nhiều thành phần dược chất quý có trong cây An Xoa như:
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cây An Xoa. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn. Chúc các bạn sử dụng cây An Xoa hiệu quả!